Trước khi ra đời, cuốn Tam @ Quốc (nguyên văn: Thuỷ chử Tam quốc - tạm dịch Lẩu Tam Quốc) của Thành Quân Ức được đăng nhiều kỳ trên tờ "Tài chính quốc tế". Ngay sau khi tập hợp thành sách, nó trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 2003 – 2004, thậm chí còn tạo ra làn sóng sách "ăn theo" như: "Hậu lẩu Tam quốc", "Lẩu phong lưu Hán - Sở". "Lẩu Xuân Thu chiến quốc, "Bàn quyền mưu Tam quốc", "Nhật ký Gia Cát Lượng "… Sau Tam @ quốc, Thành Quân Ức còn cuốn "Tôn Ngộ không là nhân viên tốt" cũng được người đọc nhiệt liệt đón nhận. Nội dung của Tam @ quốc là những câu chuyện trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung được "chuyển dịch" sang môi trường kinh doanh hiện đại. Thế vạc ba nước Hán, Thục, Ngô thời tam quốc biến thành ba loại hình công ty hiện đại: Một là công ty lớn, sẵn có thực lực hùng mạnh, được hưởng nhiều ưu đãi nhưng ẩn chứa nhiều bất ổn bên trong (công ty nhà nước Đông Hán của Tào Tháo); Hai là công ty dựa vào bản sắc riêng mà giữ vững thị phần, đợi thời cơ là khuếch Trương (tập đoàn Đông Ngô của Tôn Quyền); Còn loại kia là công ty từ bàn tay trắng mà nên (công ty Hoàng Tộc của Lưu Bị). Bằng lối văn hài hước và vô cùng sống động, tác giả Thành Quân Ức đưa người đọc theo bước chân của Lưu Bị từ khi là cậu học trò nghèo cho tới khi làm tổng giám đốc, gặp được nhà tư vấn Gia Cát Lượng và lập nên tập đoàn Thục Hán, chia ba thị trường Trung Quốc. Trong quá trình đó, người đọc còn gặp Đổng Trác, Lã Bố trong vai các giám đốc giảo hoạt; Viên Thiệu lãnh đạo công ty tư nhân những phong cách quản lý đặt sệt "hành chính bao cấp "; tổng giám đốc điều hành Tào Tháo quyền mưu đã biến cả một tổng công ty nhà nước thành của riêng…Trong kinh doanh "bước bước là mưu kế", Tam @ quốc còn hấp dẫn người đọc bởi những tình tiết sinh động, rất gần gũi thực tế. Có được điều này là nhờ kiến thức uyên thâm và vốn sống phong phú của tác giả. Thành Quân Ức hiện là Phó bí thư Hiệp hội Nghiên cứu nhân lực Thái Á, từng tư vấn cho 500 công ty về tạo dựng thương hiệu, tuyển chọn nhân tài, sắp xếp lại tổ chức, hợp lý hoá kinh doanh, v. v.
Pass: thuvienhoctap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét